Ngày 9/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng
tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4 khoá XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng với chủ đề:
“Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Toàn văn bài phát biểu
của Tổng Bí thư:
“Kính thưa Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Thưa các đồng chí chủ trì Hội nghị,
Thưa toàn thể các đồng chí,
Thực
hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, mới đây Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và thống nhất cao ban
hànhKết luậnvề đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và
hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ,
đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; vàQuy địnhmới về những điều đảng viên không được
làm.
Để
triển khai thực hiện thật tốt cácKết luậnvàQuy địnhmới này, Bộ Chính trị đã sớm xây dựng
và ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện, và hôm nay, tổ chức Hội nghị cán bộ
toàn quốc trực tuyến phổ biến, quán triệt những nội dung cốt lõi của Hội nghị
Trung ương 4 khoá XIII và Kế hoạch triển khai thực hiện nhằm tạo sự thống
nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng. Sự có mặt đông đủ các
đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung
ương, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương và các
tỉnh, thành phố trong cả nước đã thể hiện tinh thần nghiêm túc và quyết tâm
cao của toàn Đảng ta ngay từ khâu mở đầu trong toàn bộ kế hoạch triển khai
thực hiệnKết luậnvàQuy địnhcủa Trung ương. Thay mặt Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, và với tình cảm cá nhân, tôi xin nhiệt liệt hoan nghênh và chào
mừng tất cả các đồng chí tham dự Hội nghị ở trung tâm Hà Nội cũng như tại các
điểm cầu trong cả nước. Chúc các đồng chí mạnh khoẻ, tiếp thu sâu sắc và tổ
chức thực hiện thật tốtKết luận,Quy địnhmới của Trung ương, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ đã đề ra.
Thưa các đồng chí,
Ban
Tổ chức Hội nghị đã báo cáo, phổ biến đầy đủ với các đồng chí về chương
trình, nội dung, cách thức tiến hành Hội nghị.Kết luận,Quy địnhcủa
Trung ương cũng đã được gửi tới các đồng chí và công bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng; nội dung rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; các đồng chí
cần nghiên cứu trực tiếp, kỹ lưỡng. Để giúp các đồng chí hiểu rõ hơn, sâu
hơn, tôi chỉ xin nhấn mạnh và làm rõ thêm một số vấn đề sau đây; và cũng chỉ
tập trung vào trả lời 3 câu hỏi: (1) Lâu nay, chúng ta đã từng bàn nhiều, làm
nhiều về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; vì sao lần này Trung ương lại
tiếp tục bàn và ra Nghị quyết về vấn đề này? (2) Những tinh thần mới, nội
dung mới của lần này là gì? và (3) Chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để
thực hiện có kết quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 lần này, biến Nghị
quyết thành hiện thực sinh động?.
1. Vì sao Hội nghị Trung ương 4 lần này lại tiếp tục bàn về việc
đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng?
Chúng
ta đều đã biết, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng
lợi của cách mạng nước ta; vàcông tác xây dựng Đảng luôn
luôn là nhiệm vụ then chốt của Đảng, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự
nghiệp cách mạng nước ta.Ngay từ những ngày đầu cách mạng vô
sản ở nước Nga, Lênin đã nói: "Hãy cho tôi một tổ chức những người cách
mạng, tôi sẽ làm đảo lộn cả nước Nga!" và trong học thuyết về Đảng kiểu
mới, Lênin đã nêu ra, chỉ rõ tư tưởng: Xây dựng Đảng phải luôn luôn đi đôi
với chấn chỉnh, củng cố Đảng; để làm tròn vai trò lãnh tụ chính trị, bộ tham
mưu chiến đấu và đội tiên phong của cách mạng, Đảng phải luôn luôn trong
sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn
vàn kính yêu của chúng ta trước lúc về với Thế giới người hiền, trongDi chúcthiêng liêng, Người đã căn dặn: Sau khi
giải phóng được miền Nam, thống nhất đất nước thì việc làm đầu tiên là phải
chỉnh đốn, củng cố lại Đảng. Đảng có mạnh thì cách mạng mới thành công cũng
như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.
Suốt
hơn 90 năm qua, Đảng ta đã xác lập, củng cố và ngày càng nâng cao vai trò
lãnh đạo, sức mạnh và uy tín của Đảng bằng chính bản lĩnh, nghị lực, trí tuệ,
lý luận tiên phong; bằng đường lối đúng đắn mang lại lợi ích thiết thân cho
nhân dân, cho đất nước; bằng sự nêu gương, hy sinh quên mình, phấn đấu không
mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, đảng viên; bằng một tổ chức đoàn kết, thống nhất
chặt chẽ, vững chắc; bằng mối liên hệ máu thịt với nhân dân, được nhân dân
hết lòng tin yêu, ủng hộ và bảo vệ. Thực tế từ ngày có Đảng, nhân dân ta đã
có người lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt và nhờ thế chúng ta đã giành được hết
thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích trong thế kỷ XX.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn,
thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước
ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về bản chất tốt đẹp, truyền thống anh
hùng và lịch sử vẻ vang của Đảng ta - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
sáng lập và rèn luyện, đại biểu của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Trong
lịch sử Đảng ta, hầu như không có Đại hội nào và không mấy Hội nghị Trung
ương không đề cập đến công tác xây dựng Đảng. Từ khi bước vào công cuộc Đổi
mới năm 1986, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, như: Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII) năm 1992 về một số nhiệm vụ đổi
mới và chỉnh đốn Đảng; Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khoá VIII) năm 1999
"Một số vấn đề cơ bản và cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện
nay",... Chỉ tính riêng 10 năm gần đây, ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, các
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương đều bàn và ban hành những nghị
quyết, kết luận, quy định hết sức quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; lần sau sâu sắc, toàn diện và cụ thể, rõ ràng hơn so với lần trước. Nếu
như Hội nghị Trung ương 4 khoá XI mới chỉ tập trung bàn và ra Nghị
quyết"Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng"thì
đến Hội nghị Trung ương 4 khoá XII đã có sự bổ sung, đổi mới rất căn bản về
phạm vi và nội dung, bao gồm toàn bộ các vấn đề"Về tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hoá" trong nội bộ".Việc thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 khoá XI và khoá XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05"Về
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh";
Quy định số 08"Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,
trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương"; Quy định số 47 "Về 19 điều đảng viên không được
làm"; và đặc biệt là việc thành lập, bổ sung, hoàn thiện chức năng,
nhiệm vụ và đi vào hoạt động rất có hiệu quả của Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng đã tạo sự chuyển biến tích cực, rõ rệt trong công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, được
nhân dân tin yêu, đồng tình, ủng hộ, góp phần rất quan trọng vào việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị nói chung, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế nói riêng
của Đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, việc
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII của Đảng cũng còn những hạn chế,
khuyết điểm:Một
bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức
chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu,phai
nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, đặc biệt là sa vào chủ nghĩa cá
nhân, nói không đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của
Nhà nước. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình; công tác
kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên còn hạn chế.
Hệ thống chính trị ở nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh như mong
muốn; không ít cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, làm
việc ở những ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực vẫn thiếu tu
dưỡng và rèn luyện, vẫn sa vào chủ nghĩa cá nhân, vi phạm các quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, bị xử lý kỷ luật của Đảng và xử lý hình sự. Cơ
chế kiểm soát quyền lực và chế tài xử lý vi phạm ở nhiều lĩnh vực chưa có,
hoặc có nhưng chưa cụ thể, thực hiện chưa nghiêm. Hoạt động giám sát của Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu
dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên chưa hiệu quả; chưa phát huy đầy đủ
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khuyết điểm nêu
trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do khâu tổ chức thực hiệnchưa tốt, như: Một
số cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu,
chưa nhận diện đầy đủ mức độ suy thoái, "tự diễn biến", "tự
chuyển hoá" tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình; chưa quyết tâm và có
biện pháp chỉ đạo đủ mạnh, còn thụ động, trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn
của cấp trên; không thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, chưa gương
mẫu, thẳng thắn phê bình, tự phê bình, đấu tranh với những biểu hiện suy
thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", thậm chí còn mắc
vào chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, lợi ích nhóm, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất;
thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân.
Đại
hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát là:"Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức
chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước,
chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với
sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường
hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước
phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".Để thực
hiện được mục tiêu to lớn, cao cả đó, cùng với việc khẩn trương, nghiêm túc
quán triệt, tổ chức thực hiện ba đột phá chiến lược và các nhiệm vụ, giải
pháp mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, chúng ta còn phải tiếp tụcnắm vững và xử lý tốtcác mối
quan hệ lớn: Giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện
từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã
hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủvàhội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân
dân làm chủ;và đặc biệt, mối quan hệ mới được bổ sung tại
Đại hội lần nàylà mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và
tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.
Chúng
ta triển khai thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ hết sức to lớn, nặng nề nêu
trên trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi
rất nhanh, phức tạp, khó lường. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế
lớn, song cũng đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn, thách thức. Toàn cầu hoá
và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển, nhưng cũng đang bị đe doạ bởi sự
trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan; cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh
kinh tế, chiến tranh thương mại diễn ra gay gắt. Do tác động của đại dịch
Covid-19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhiều mặt. Cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực,
mang đến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Tranh chấp chủ quyền
trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,
thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, nhất là an
ninh mạng, ngày càng tác động mạnh, nhiều mặt, đe doạ nghiêm trọng đến sự
phát triển ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và đất nước ta. Ở trong
nước, dù đạt được những thành tựu rất quan trọng, rất đáng tự hào,nhưngđất nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn,
thách thức và hạn chế, yếu kém. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính
trị vẫn tiếp tục điên cuồng chống phá chúng ta bằng những âm mưu, thủ đoạn
hết sức thâm độc, tinh vi, nguy hiểm, xảo quyệt.
Tình
hình trên đây đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí
tuệ, thực sự "là đạo đức là văn minh"; chúng ta phải nỗ lực hơn nữa
trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng ta và hệ thống chính
trị nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, đủ sức để
lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn, trong đó có
việc phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực, mặt
trái của kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế.Kết luậncủa Hội nghị Trung ương 4 lần này về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để kế
thừa, bổ sung, phát triển nhiều nội dung quan trọng của các Nghị quyết Trung
ương trước đây, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng.
2. Những tinh thần mới, nội dung mới của Hội nghị Trung ương 4
lần này là gì?
Có
4 điểm đáng chú ý như sau:
- Một là, sâu rộng hơn về nội dung và phạm vi; chủ động tiến
công mạnh mẽ hơn về tư tưởng chỉ đạo:Kết luận của Trung ương
đã mở rộng, không chỉ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong
xây dựng hệ thống chính trị; không chỉ đối với đảng viên và các cấp uỷ, tổ
chức đảng mà còn mở rộng ra cả đối với cán bộ, công chức, viên chức, các cấp
chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị, nhất là ở các
cơ quan thực thi pháp luật, những đối tượng có chức, có quyền, những nơi có
nhiều đặc quyền, đặc lợi, kể cả các cơ quan có chức năng phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là: xây
dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Cùng với
ngăn chặn, đẩy lùi còn phải chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý
nghiêmsự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống vànhững hành vi tham
nhũng, tiêu cực... Đồng thời, bổ sung, làm rõ hơnhệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư
tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự
chuyển hoá", "tiêu cực" sát hợp với tình hình mới. Trong đó
nhấn mạnh, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định
con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm
trái quan điểm, đường lối của Đảng; sa sút về ý chí chiến đấu, thấy đúng
không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh; thậm chí còn phụ hoạ theo
những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì
nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện
đúng các nguyên tắc xây dựng Đảng và tổ chức sinh hoạt đảng. Sự suy thoái về
đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: Sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám
danh, hám quyền lực, tham nhũng, tiêu cực; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết;
quan liêu, xa dân, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của dân. Từ sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn
biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất
ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế
lực xấu, thù địch, cơ hội, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của
Đảng và Dân tộc.
Kết
luận của Hội nghị Trung ương 4 khẳng định, sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, "tự diễn biến",
"tự chuyển hoá" trong nội bộ có cả nguyên nhân khách quan và chủ
quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bắt nguồn từ việc bản thân
cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững
vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng,
trước dân. Nguyên tắc tập trung dân chủ bị buông lỏng, nguyên tắc tự phê bình
và phê bình thực hiện không nghiêm. Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ
chế, chính sách, luật pháp thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa có nhiều điểm chưa kịp thời; nhiều văn bản quy định thiếu chế
tài cụ thể, thực hiện không nghiêm. Quản lý cán bộ, đảng viên còn lỏng lẻo.
Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ nhiều trường hợp còn nể nang, cục bộ. Công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa được coi trọng
đúng mức, chậm đổi mới, kém hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ
cương, kỷ luật ở nhiều nơi chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc. Chưa phát huy
đầy đủ, hiệu quả vai trò của nhân dân trong việc giám sát, phản biện, góp ý
kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức chính trị - xã hội và các hình thức khác.
- Hai là, mục tiêu được xác định lần này cao hơn và sát hợp hơn
với tình hình mới:Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới trong bối cảnh tình hình
trong nước, quốc tế đã có nhiều thay đổi như nêu ở trên; và kế thừa, phát huy
những kết quả, thành tựu có ý nghĩa lịch sử mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta đã đạt được qua 35 năm đổi mới, trong đó có những kết quả, thành tích rất
quan trọng và những kinh nghiệm, bài học đã đạt được trong 10 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI và 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng,Kết luậnlần
này đã quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để xác
định mục tiêu mới là:Đẩy mạnh công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng và hệ thốngchính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo,
năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của
Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Kiên quyết đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ,
đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; kết hợp chặt chẽ, hài
hoà giữa "xây" và "chống", xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến
lược, lâu dài; chống là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách. Tạo bước
phát triển mới của Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức,
là văn minh, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu; đủ uy tín và
năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ba là, bổ sung, làm rõ, đồng bộ và sắc bén hơn một số nhiệm
vụ, biện pháp trong thời gian tới:Kết luậnđã kế thừa, bổ sung, làm rõ
hơn và yêu cầu phải tiến hành đồng bộ và quyết liệt hơn nữa nhiều công việc
cụ thể, thiết thực, tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Hội nghị
Trung ương 4 khoá XII đã đề ra về công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình
và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về
phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị -
xã hội. Đồng thời bổ sung, nhấn mạnh thêm nhóm nhiệm vụ, giải pháp về"Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp
chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".Bảo
đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ
cán bộ; quán triệt sâu sắc vai trò của công tác cán bộ là "then chốt của
then chốt", có ý nghĩa quyết định mọi thành công của cách mạng nước ta,
cả trước mắt và lâu dài. Công tác cán bộ phải gắn với việc thực hiện chủ
trương của Đảng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, giữ vững vị thế cầm
quyền và bảo đảm vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao
chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương khoá XII về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, hết lòng, hết sức phụng sự
Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cán
bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn luôn có ý thức đầy đủ về trách nhiệm của
mình, làm"đúng vai, thuộc bài",
thật sự có chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; gắn bó mật thiết
với nhân dân, được nhân dân tin yêu, quý trọng. Thực hiện tốt chủ trương khuyến
khích, bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm,
luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa
học, cán bộ quản lý, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Thực
hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy dân chủ gắn liền với tăng
cường trách nhiệm của cấp uỷ và người đứng đầu trong công tác cán bộ. Tăng
cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ một cách thực chất và hiệu
quả; bảo đảm đúng quy định, quy trình, công tâm, khách quan, chặt chẽ, thận
trọng trong từng khâu của công tác cán bộ; không để lọt những người không đủ
tiêu chuẩn, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực vào đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Thực
hiện thí điểm một số chủ trương như: Người đứng đầu được lựa chọn, giới thiệu
và phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực
hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của mình; bí thư cấp uỷ giới thiệu để
bầu uỷ viên ban thường vụ và phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu của
mình; giao quyền cho người đứng đầu bổ nhiệm cán bộ trong quy hoạch, miễn
nhiệm đối với cấp trưởng cấp dưới trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định
của mình. Tổng kết việc thí điểm thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp vụ, sở, phòng...
Nâng
cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ theo hướng thật sự công tâm, khách
quan, có tiêu chí rõ ràng và thông qua sản phẩm cụ thể; gắn việc đánh giá cá
nhân với đánh giá tập thể, với kết quả thực tế thực hiện nhiệm vụ của địa
phương, cơ quan, đơn vị. Kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế những cán
bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm; mà không chờ đến hết nhiệm
kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm. Tuyệt đối chống tư tưởng cục bộ, bè phái,
"lợi ích nhóm", tiêu cực.
Đổi
mới, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ. Chủ động
phát hiện nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến
lược nhiệm kỳ 2025 - 2030 và chuẩn bị cho các nhiệm kỳ tiếp theo, bảo đảm
tính kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng,
bảo đảm số lượng và cơ cấu hợp lý. Công tác luân chuyển cán bộ phải phù hợp
với chức danh quy hoạch; bảo đảm cân đối, hài hoà giữa luân chuyển cán bộ với
phát triển nguồn cán bộ tại chỗ; luân chuyển ngang và dọc, luân chuyển cán bộ
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội sang các lĩnh vực khác, và
ngược lại; tăng cường cán bộ có bản lĩnh, trình độ, năng lực cho địa bàn
trọng điểm, lĩnh vực khó khăn, phức tạp; khắc phục tình trạng khép kín trong
công tác cán bộ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương bố trí chức danh
lãnh đạo chủ chốt không phải là người địa phương.
- Bốn là, bổ sung, hoàn thiện toàn diện hơn các thể chế, thiết
chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực:Kết luậnvàQuy địnhmới được Trung ương
xem xét, ban hành tại Hội nghị lần này là nhằm góp phần quan trọng vào việc
kế thừa, bổ sung, phát triển các quy định của Đảng vềxây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị,
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng tinh thần kết hợp nhuần
nhuyễngiữa xây và chống; giữa xây dựng đạo đức cách mạng và chống chủ
nghĩa cá nhân.Để xây dựng đạo đức cách mạng, cùng với Nghị
quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chúng ta đã có: Chỉ
thị số 05, ngày 15/5/2016 và Kết luận số 01, ngày 18/5/2021"Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh";Quy định số 08 về trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban
Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng... Để chống chủ nghĩa cá nhân,
cùng với Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Kết
luận của Hội nghị Trung ương lần này, chúng ta có thêmQuy định mớivề những điều đảng viên không
được làm - một căn cứ, cơ sở quan trọng để xem xét, xử lý các vi phạm của cán
bộ, đảng viên và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung vào
hai nhóm vấn đề: (1) Nhóm quy định về những hành vi suy thoái tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hoá", như: Xuyên tạc, phủ nhận, phản bác Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
Đảng; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ
hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình
thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên
quyền, quan liêu, xa rời quần chúng. (2) Nhóm quy định về những việc làm sai
trái trong công tác cán bộ, như: Chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay,
can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc "người
thân", "cánh hẩu" được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân
chuyển, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, phong tặng danh hiệu, đi học,
đi nước ngoài; thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định; can thiệp,
tác động vào các hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, bao che, tiếp tay cho các hành
vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tác động, ép buộc, mua
chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác; lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để vụ lợi, tham ô, hối lộ, lãng phí,
tiêu cực (cụ thể là can thiệp, tác động để vợ (chồng) và người khác lợi dụng chức
vụ, vị trí công tác của mình để chạy chọt, được làm dự án, công trình, mua
sắm thiết bị...); bao che cho các hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực,
"lợi ích nhóm", bè phái, cục bộ,... Ngoài ra, còn bổ sung những quy
định mới về công tác giám sát việc chứng nhận, công nhận bằng cấp, quốc tịch,
thu nhập, chuyển tiền, mua tài sản ở nước ngoài,... Đây là những quy định
được ví như những "biệt dược" giúp chúng ta phòng, chống, ngăn ngừa
và đặc trị các loại bệnh tật phát sinh trong cơ thể của Đảng và hệ thống chính
trị, giúp cho cán bộ, đảng viên tăng cường sức đề kháng, không bị tha hoá,
biến chất về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, tư cách, lối sống, góp
phần ngăn ngừa và khắc phục một cách mạnh mẽ hơn và quyết liệt hơn những biểu
hiện suy thoái, tiêu cực; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Đặc biệt là,
ngày 03/11/2021 mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về
việc miễn nhiệm, cho từ chức đối với những người có sai phạm, không còn đủ uy
tín, năng lực làm việc; không cần đợi đến hết nhiệm kỳ hoặc đến thời hạn bổ
nhiệm lại.
Với
việc mở rộng nội dung và phạm vi ra toàn hệ thống chính trị, thể chế về xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh cũng trở nên toàn diện và
đồng bộ hơn. Cùng với các quy định của Đảng, chúng ta còn có hệ thống pháp
luật của Nhà nước đang từng bước được hoàn thiện, nhất là pháp luật về cán
bộ, công chức; về thi đua khen thưởng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực; khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám
chịu trách nhiệm với động cơ trong sáng, vì lợi ích chung... Các thiết chế để
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII vàKết luận,Quy địnhcủa
Hội nghị Trung ương lần này cũng được mở rộng toàn diện và đồng bộ hơn. Cùng
với các cấp uỷ và tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở, chúng ta có sự vào
cuộc của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính
trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị. Đặc biệt là, để
đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu lực, hiệu quả
hơn, bên cạnh Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống, tham nhũng, tiêu cực và
các Ban xây dựng Đảng, chúng ta còn có hệ thống các cơ quan của Nhà nước,
nhất là các cơ quan tư pháp như Toà án, Viện Kiểm sát, Thanh tra, Kiểm toán,
Tư pháp, Công an, Quân đội...
3. Chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện có kết
quảNghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 lần này về xây dựng, chỉnh đốn
Đảng?
Vấn
đề rất quan trọng có ý nghĩa quyết định vẫn là làm thế nào để tổ chức thực
hiện thật tốt, có kết quả thiết thựcKết luậnvàQuy địnhmới của Hội nghị Trung ương lần này gắn
với việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây
dựng, chỉnh đốn Đảng. Từ những kinh nghiệm và bài học thành công cũng như
chưa thành công trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, XII vừa
qua, và để có sự thống nhất cao hơn nữa về nhận thức và tổ chức thực hiện có
hiệu quảKết luận,Quy địnhcủa Trung ương lần này, tôi xin nhấn
mạnh thêm một số vấn đề sau:
-
Phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung
củaKết luậnvàQuy định, nắm vững
những tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm, trên cơ sở đó có sự thống
nhất cao về ý chí, quyết tâm, thấy đầy đủ trách nhiệm của mình để gương mẫu,
tự giác thực hiện và chỉ đạo, tổ chức thực hiệnKết luậnvàQuy địnhtrên
mỗi cương vị công tác tại địa bàn, lĩnh vực do mình phụ trách; mở đợt sinh
hoạt chính trị sâu rộng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh toàn diện.
-
Ngay sau Hội nghị này, căn cứ vàoKết luận,Quy địnhcủa Trung ương vàKế hoạchcủa Bộ Chính trị, sự chỉ đạo hướng dẫn
của các ban đảng Trung ương và các cơ quan cấp trên, các cấp uỷ và tổ chức
đảng các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị
cần khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động, chương trình học tập, quán triệt
và triển khai thực hiệnKết luận,Quy địnhgắn với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương,
ngành, cơ quan, đơn vị mình. Phải làm rất nghiêm túc, thiết thực; có sự phân
công trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ; tránh hời hợt,
hình thức.
-
Phải thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện, đồng
thời có trọng tâm, trọng điểm; bao gồm cả việc thực hiện 10 nhiệm vụ nêu
trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị,
các quy định khác của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa
"xâyvàchống",
"chốngvàxây". Đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nêu
gương những người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán và xử lý
nghiêm những việc làm sai trái; đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng, hư hỏng,
tiêu cực; những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tăng
cường công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên, cán bộ, công chức,
viên chức; làm mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa các công tác kiểm tra, thanh
tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử... của các cơ
quan chức năng; nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; phát huy
vai trò giám sát của nhân dân, các đoàn thể, của báo chí và công luận.
-
Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc
biệt là người đứng đầu, người chủ trì phải gương mẫu, tự giác làm trước (ngay
sau Hội nghị này, không phải chờ đợi gì cả); căn cứ vàoNghị quyết,Kết luậnvàQuy địnhlần này, nghiêm túc tự phê bình, kiểm
điểm, tự soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì phát huy,
cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa
mình. Mọi đảng viên đều phải làm như vậy, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà
"phán", hoặc "chờ xem", coi như mình vô can. Việc kiểm
điểm, tự phê bình và phê bình cần được chuẩn bị thật chu đáo, chỉ đạo tỉ mỉ,
chặt chẽ; tiến hành nghiêm túc, thận trọng; làm đến đâu chắc đến đó, đạt kết
quả cụ thể, thực chất. Hết sức tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu
lệ. Khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang, thậm chí biến cuộc họp tự phê bình
và phê bình thành nơi vuốt ve, ca tụng lẫn nhau; đồng thời cũng ngăn chặn,
tránh tình trạng lợi dụng dịp này để "đấu đá", "hạ bệ"
nhau với những động cơ không trong sáng. Nghiêm khắc xử lý những trường hợp
trù dập phê bình và vu cáo người khác. Kinh nghiệm cho thấy, muốn tự phê bình
và phê bình có kết quả tốt, điều quan trọng là phải giữ vững nguyên tắc của
Đảng, thật sự phát huy dân chủ trong Đảng; người đứng đầu phải gương mẫu làm
trước và phải có các hình thức dân chủ để quần chúng đóng góp, phê bình cán
bộ, đảng viên và phải nghiêm túc tiếp thu những ý kiến phê bình đúng đắn.
Những trường hợp sai phạm nghiêm trọng mà không thành khẩn, không tự giác,
tập thể giúp đỡ mà không tiếp thu thì phải xử lý thích đáng. Mọi thái độ nể
nang, né tránh, hữu khuynh, "ngậm miệng ăn tiền" hoặc cực đoan,
muốn lợi dụng phê bình để đả kích người khác, gây rối nội bộ, đều là không
đúng. Tự phê bình và phê bình đòi hỏi mỗi người phải có tinh thần tự giác,
trách nhiệm rất cao, có tình thương yêu đồng chí thật sự, và phải có dũng khí
đấu tranh thẳng thắn, chân tình. Đây cũng là dịp để hiểu thêm cán bộ, có cơ
sở để đánh giá cán bộ, xem xét kết hợp chuẩn bị quy hoạch cán bộ cho thời
gian tới.
-
Phải đặt việc thực hiệnKết luận,Quy địnhcủa Hội nghị Trung ương lần này và Nghị
quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tổng thể thực
hiện các nghị quyết khác của Trung ương, của Quốc hội, của Chính phủ..., nói
rộng ra là trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cả hệ
thống chính trị, bảo đảm thúc đẩy việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng,
đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại,... chứ không phải "đóng cửa" để
chỉnh đốn Đảng. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là để làm cho Đảng ta ngày càng mạnh
hơn; cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn; tổ chức đảng có sức chiến đấu cao hơn;
đoàn kết nội bộ tốt hơn; gắn bó với nhân dân mật thiết hơn; thúc đẩy thực
hiện nhiệm vụ chính trị đạt kết quả cao hơn; chứ không phải ngược lại. Quán
triệt, xử lý thật tốt mối quan hệ hữu cơ, gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau giữa phát
triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là nhiệm vụ then
chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.
-
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc xây dựng tổ chức, xây dựng con người,
làcông tác con người, rất dễ đụng chạm đến danh dự, lợi
ích, quan hệ của con người, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự phê bình, phân tích,
mổ xẻ những ưu, khuyết điểm của chính bản thân mình; phải nhận xét, đánh giá
về người khác. Nếu không thật tự giác, chân thành, công tâm, khách quan thì
rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người
khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình.
Tôi nhớ nhà văn Nga Mắc-xim Goóc-ky có nói: "Con người - hai tiếng ấy
vang lên kiêu hãnh làm sao!". Nhưng con người cũng có không ít tật:
"Kém một miếng không chịu được", "Miếng ăn là miếng tồi tàn,
mất ăn một miếng thì lộn gan lên đầu!". Vì vậy, thường rất khó, rất phức
tạp.Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến
sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Đảng ta đã làm, làm nhiều, làm
thường xuyên và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nếu không làm thì
không có được những thành quả như ngày nay. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của
nhiệm vụ cách mạng, trước thực trạng một số yếu kém, khuyết điểm như đã nói ở
các phần trên, hơn lúc nào hết, Đảng ta càng phải đặc biệt coi trọng hơn nữa
nhiệm vụ xây dựng Đảng như Đại hội XIII và Hội nghị Trung ương 4 lần này đã
chỉ ra, tạo bước chuyển thật sự trong công tác này.Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là: Tất cả chúng ta, từ
trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, có
biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp
tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực
xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại. Có những việc không
thể chỉ làm một lần là xong. Ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì,
bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng,
rửa mặt hằng ngày. Có khi giải quyết xong vấn đề này lại nảy sinh vấn đề
khác, làm được việc này lại xuất hiện việc khác. Nếu không xác định như vậy
thì mỗi khi thấy có sự việc tiêu cực trong Đảng sẽ dễ mất bình tĩnh, nảy sinh
tư tưởng bi quan, hoài nghi, hoặc mất niềm tin, phủ nhận mọi sự cố gắng và
kết quả chung.
Thưa các đồng chí,
Những
nội dung trình Hội nghị cán bộ toàn quốc hôm nay là những vấn đề rất cơ bản
và hệ trọng. Thời gian Hội nghị không nhiều, đề nghị các đồng chí nêu cao
tinh thần trách nhiệm, tập trung dành thời gian nghiên cứu, thảo luận, góp ý
kiến để tạo sự thống nhất cao trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị
quyết, Kết luận và Quy định của Trung ương.
Tôi
tin tưởng rằng, với truyền thống và bản chất tốt đẹp của Đảng ta, với quyết
tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, lại được nhân
dân đặt nhiều kỳ vọng, hưởng ứng, đồng tình ủng hộ, nhất định chúng ta sẽ
vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợiKết luận,Quy địnhcủa Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII và
các Nghị quyết, Quyết định khác, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII,
tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho
Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện, thật sự là đạo đức, là văn
minh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của toàn dân tộc.
Một
lần nữa xin chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc, có nhiều niềm vui mới,
niềm tin mới, khí thế mới, và thắng lợi mới.
Tôi
xin trân trọng cảm ơn!”
|